CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ TỦY CỔ DO THOÁI HÓA

Bệnh lý tủy cổ do thoái hóa

Bài viết CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ TỦY CỔ DO THOÁI HÓA – Tải file PDF Tại đây.

Nguồn: Viện/Trung tâm/Khoa: Chấn thương chỉnh hình và cột sống – Bệnh viện Bạch Mai

I. ĐỊNH NGHĨA

Bệnh tủy cổ do thoái hóa là bệnh lý do tình trạng thoái hóa các cấu trúc giải phẫu của cột sống cổ có liên quan đến tuổi gây hẹp ống sống dẫn đến chèn ép tủy sống và/hoặc rễ thần kinh. Bệnh phổ biến ở người trưởng thành với tuổi trung bình gặp từ 50-60 tuổi trở lên.

II. LÂM SÀNG

– Tùy mức độ của bệnh, có thể có các trệu chứng chèn ép rễ thần kinh, chèn ép tủy hoặc phối hợp cả hai:

1. Triệu chứng chèn ép rễ thần kinh

– Đau cổ lan xuống tay, tăng khi ho, hắt hơi.

– Tê bì, dị cảm lan xuống tay.

– Yếu tay; teo các nhóm cơ tùy theo rễ bị chèn ép.

2. Triệu chứng chèn ép tủy

– Rối loạn vận động: yếu 2 tay hoặc yếu tứ chi; giảm hoặc mất các vận động tinh tế của bàn tay.

– Rối loạn cảm giác: tê bì, giảm cảm giác 2 tay hoặc tứ chi

– Tăng trương lực cơ: co rút tay chân

– Rối loại đại tiểu tiện: tiểu khó, tiểu không tự chủ, táo bón

3. Triệu chứng chèn ép rễ – chèn ép tủy phối hợp

III. CẬN LÂM SÀNG

– Các xét nghiệm cơ bản: công thức máu, đông máu, sinh hóa, nhóm máu, miễn dịch, tổng phân tích nước tiểu, siêu âm bụng, điện tim, X-quang ngực.

– X-quang cột sống cổ thẳng – nghiêng, gập – ưỡn, chếch 3/4: đánh giá mất vững, thoái hóa cột sống, lỗ liên hợp

– CT-scanner cột sống cổ: đánh giá mức độ thoái hóa xương, cầu xương, cốt hóa thoát vị hoặc dây chằng

– MRI cột sống cổ: đánh giá các nguyên nhân gây chèn ép tủy cổ, rễ cổ có thể gồm: thoát vị đĩa đệm; dày dây chằng dọc sau, dây chằng vàng; mỏ xương từ bờ sau thân đốt sống, từ diện khớp; thoái hóa diện khớp…Đánh giá vị trí và mức độ tổn thương tủy cổ…

Các nguyên nhân gây hẹp ống sống cổ
Các nguyên nhân gây hẹp ống sống cổ

IV. ĐIỀU TRỊ

1. Điều trị không mổ

– Điều trị nội khoa: bằng các thuốc giảm đau, chống viêm, giãn cơ kết hợp vật lý trị liệu, Châm cứu, bấm huyệt, thuốc đông y, xoa bóp kéo giãn cột sống.

– Các biện pháp can thiệp không mổ: Điều trị bằng laser qua da, sóng cao tần.

2. Điều trị phẫu thuật

2.1. Chỉ định phẫu thuật

– Thoát vị có triệu chứng thần kinh điều trị nội khoa không kết quả

2.2. Cách thức phẫu thuật

– Các phương pháp mổ lối trước: Lấy đĩa đệm, ghép xương và cố định cột sống (ACDF); Cắt thân đốt sống, ghép xương/đặt lồng Titan và cố định cột sống (ACCF); Thay đĩa đệm nhân tạo (TDR); hoặc phổi hợp các phương pháp.

– Các phương pháp mổ lối sau: Giải ép, lấy thoát vị đĩa đệm (Foraminotomy); Cắt cung sau giải ép, cố định cột sống (PCF); Tạo hình cung sau cột sống cổ (Laminoplasty).

– Hình thức mổ: Mổ nội soi hoặc mổ mở.

2.3. Chăm sóc sau mổ

– Rút dẫn lưu sau 24-48 giờ

– Rút sonde dạ dày, kẹp rút sonde tiểu (nếu không có bí tiểu trước mổ)

– Thay băng vết mổ (khi thấm dịch)

– Sử dụng nẹp cổ sau mổ

– Lăn trở tại giường, ngồi dậy/đi lại sau khi rút dẫn lưu

– Kháng sinh, giảm đau sau mổ

– Tập phục hồi chức năng sau mổ

V. XUẤT VIỆN

1. Bệnh nhân được xuất viện khi nào

– Khi bệnh nhân đỡ đau và có thể thực hiện được các hoạt động cơ bản.

– Khi tình trạng vết mổ ổn định (với bệnh nhân phẫu thuật).

2. Điều trị khi xuất viện

– Thực hiện đúng chế độ nghỉ ngơi, chăm sóc và luyện tập theo hướng dẫn.

– Dùng thuốc theo chỉ định khi ra viện.

– Khám lại theo hẹn

Xem thêm: ÁP XE NGOÀI MÀNG CỨNG TỦY SỐNG: ĐỊNH NGHĨA, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ


086 9587728

ĐẶT LỊCH KHÁM

Đóng

LIÊN HỆ VỚI CHUYÊN GIA TRỊ TÁO BÓN

Đóng