Bài viết TỔN THƯƠNG THÂN ĐỐT SỐNG, ĐĨA ĐỆM DO LAO – Tải file PDF Tại đây.
Nguồn: Viện/Trung tâm/Khoa: Chấn thương chỉnh hình và cột sống – Bệnh viện Bạch Mai
ĐỊNH NGHĨA
Tổn thương thân đốt sống, đĩa đệm do lao (lao cột sống) là tình trạng nhiễm khuẩn đốt sống và đĩa đệm đặc hiệu do trực khuẩn lao gây ra khu trú ở cột sống.
LÂM SÀNG
Yếu tố nguy cơ:
- Tiền sử lao phổi, lao tiết niệu – sinh dục
- Tiếp xúc thường xuyên với những người mắc lao phổi
Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng toàn thân:
Có hội chứng nhiễm lao ở các mức độ khác nhau: mệt mỏi, chán ăn, sút cân, sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi trộm…
Triệu chứng tại chỗ:
+ Đau cột sống: Đau tự phát, âm ỉ tăng dần, tăng về đêm. Đau nhiều khiến bệnh nhân không cúi được.
+ Co cứng cơ cạnh sống 2 bên
+ Người bệnh có tư thế giảm đau: lao CS cổ, BN dùng tay đặt dưới cằm, một tay ôm sát gáy giữ lấy đầu, đi từng bước ngắn, đầu hơi ngửa. Lao CS lưng, thân người gấp nhẹ, nếu lao CS thắt lưng thân người ưỡn ra sau.
+ Khối áp xe lạnh: khi ổ áp xe nông nhìn và sờ rõ thấy sưng nề (không nóng đỏ), chọc hút ra mủ loãng, không thối.
+ Gù cột sống
Triệu chứng thần kinh:
+ Đau kiểu viêm rễ thần kinh: đau thần kinh liên sườn, đau thần kinh ngồi…
+ Yếu hoặc liệt vận động:
+ Rối loạn cơ tròn: tiểu khó, tiểu không tự chủ, táo bón…
CẬN LÂM SÀNG
Xquang: hủy xương, hẹp khe đĩa đệm, thân đốt sống hình chêm
CT-scanner cột sống: đánh giá chi tiết mức độ hủy xương
Cộng hưởng từ: ổ viêm thân đốt sống, đĩa đệm, tổn thương phá hủy mặt đĩa đệm. Đánh giá chèn ép tủy sống và các tổ chức xung quanh.
Xét nghiệm: Bach cầu đơn nhân, máu lắng tăng, phản ứng Mantoux (+). Giải phẫu bệnh, PCR ổ áp xe cho chẩn đoán xác định.
ĐIỀU TRỊ
Nội khoa
Chỉ định điều trị bảo tồn khi
- Không có dấu hiệu chèn ép thần kinh
- Không mất vững cột sống
Phương pháp:
- Thuốc kháng lao đặc hiệu: theo phác đồ điều trị lao
- Thuốc giảm đau, nâng cao thể trạng phối hợp
- Các biện pháp phục hồi chức năng: nghỉ ngơi, áo nẹp cột sống..
Phẫu thuật
Chỉ định:
- Có chèn ép thần kinh
- Đau biến dạng, mất vững cột sống
- Ổ áp xe lớn trong cơ
Phương pháp mổ: mục đích dẫn lưu, làm sạch ổ áp xe, làm GPB và cố định cột sống nếu mất vững
- Làm sạch, dẫn lưu
- Làm sạch, dẫn lưu, cố định cột sống
XUẤT VIỆN
Bệnh nhân được xuất viện khi nào
- Khi bệnh nhân đỡ đau và có thể thực hiện được các hoạt động cơ bản.
- Tình trạng vết mổ ổn định.
- Không còn các triệu chứng thần kinh.
Điều trị khi xuất viện
- Thực hiện đúng chế độ nghỉ ngơi, chăm sóc và luyện tập phục hồi chức năng theo hướng dẫn.
- Điều trị thuốc theo phác đồ lao và các thuốc khác theo hướng dẫn.
Phòng bệnh
- Duy trì lối sống khoa học, lành mạnh, tránh tiếp xúc với thuốc lá, bụi và hóa chất.
- Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân bị lao phổi, khi tiếp xúc phải có biện pháp tránh lây nhiễm.
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị thích hợp
Xem thêm: ĐAU KHỚP CÙNG CHẬU: ĐỊNH NGHĨA, NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU TRỊ