1. U CỘT SỐNG là gì?
U cột sống là một khối mô bất thường xuất hiện bên trong hoặc quanh tủy sống và (hoặc) quanh cột sống. U tủy sống có thể lành tính hoặc ác tính. U nguyên phát bắt nguồn từ cột sống hoặc tủy sống, còn u di căn hoặc u thứ phát là do tế bào ung thư từ nơi khác lan đến cột sống.
Theo kinh điển U cột sống có thể chia thành 2 nhóm: U nguyên phát ( U màng ống nội tuỷ, u nguyên bào thần kinh, u mạch máu, u tế bào khổng lồ thân đốt sống, u lympho…) và U di căn do Ung thư từ cơ quan khác đến cột sống ( Ung thư phổi, tuyến giáp, gan, dạ dày – đại tràng…)
2. Khi nào thì nghĩ đến u cột sống?
Biểu hiện triệu chứng của u cột sống rất đa dạng, chúng ta nên đi khám bác sĩ chuyên khoa cột sống khi:
– Đau cột sống kéo dài và tăng dần ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt
– Tê bì, buốt, giảm/mất cảm giác vùng mông và chân hoặc đau dọc từ cổ – lưng – mông xuống tay hoặc chân.
– Chuột rút, yếu hoặc liệt tay chân, khó đi lại
– Teo cơ vai, cánh tay, mông hoặc chân
– Khó tiểu tiện, táo bón
3. Điều trị U cột sống như thế nào?
Cần khám và điều trị sớm các trường hợp U cột sống ngay khi có biểu hiện các triệu chứng trên. Các Bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định người bệnh chụp chiếu để chẩn đoán xác định bệnh như chụp X- quang, MRI, CT-Scanner…
4. Khi nào thì phải tiến hành phẫu thuật?
Việc quyết định điều trị đòi hỏi sự phối hợp của nhiều chuyên khoa bao gồm phẫu thuật cột sống, chuyên gia ung thư, bác sĩ xạ trị và các chuyên khoa khác. Các lựa chọn điều trị bao gồm các phương pháp phẫu thuật và không phẫu thuật, do đó cần phải cân nhắc được dựa trên tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và mục tiêu điều trị.
5. Quá trình phẫu thuật sẽ mất bao lâu?
Quy trình này thường mất từ 1h30p cho đến 2h30 phụ thuộc từng tổn thương cụ thể các thiết bị hỗ trợ như kính vi phẫu hoặc hệ thống O.arm giúp quá trình phẫu thuật thuận lợi và chính xác hơn. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân được tập vận động và sớm quay trở lại với sinh hoạt hang ngày sau 5-7 ngày tuỳ thuộc tổn thương.
Với các u thứ phát hoặc cần phối hợp chuyên khoa Ung bướu để điều trị xạ trị hoặc hoá chất người bệnh sẽ được chuyển qua điều trị liên tục ngay khi hậu phẫu ổn định.
6. Ưu điểm – nhược điểm của phẫu thuật là gì?
Ưu điểm | Nhược điểm |
– Loại bỏ được nguyên nhân tổn thương tuỷ sống
– Chẩn đoán GPB chính xác bệnh – Phối hợp cá chuyên khoa giải quyết triệt để nguyên nhân tổn thương cột sống – Quay lại sớm với công việc |
– Với 1 số U di căn việc điều trị phức tạp và kéo dài
– Có thể không xử lý hoàn toàn các u di căn bằng phẫu thuật |