Khám và điều trị bệnh lí Hẹp ống sống thắt lưng: Khái niệm, Biểu hiện

Khám và điều trị bệnh lí Hẹp ống sống thắt lưng

1. Bệnh lý hẹp ống sống thắt lưng là gì?

Hẹp ống sống thắt lưng là tình trạng thu hẹp đường kính ống sống do nhiều nguyên nhân khác nhau gây chèn ép thần kinh.

Quá trình viêm thoái hóa là nguyên nhân phổ biến nhất, diễn ra từ từ tăng dần theo tuổi, hình thành nên gai xương, phì đại diện khớp, dày dây chằng, đĩa đệm thoái hóa và phình ra gây hẹp ống sống.

Thường gặp sau 50 tuổi, nữ nhiều hơn nam.

2. Khi nào thì nghĩ đến bệnh lý hẹp ống sống thắt lưng?

Biểu hiện triệu chứng của bệnh lý hẹp ống sống thắt lưng rất đa dạng, phụ thuộc mức độ hẹp ống sống, chúng ta nên đi khám bác sĩ chuyên khoa cột sống khi:

– Đau lưng ảnh hưởng đến công việc

– Tê bì, buốt, giảm/mất cảm giác vùng mông và chân hoặc đau dọc từ lưng – mông xuống chân.

– Chuột rút, yếu hoặc liệt chân, khó đi lại

– Teo cơ mông hoặc chân

– Tê bì chân thường xuyên, đi lại nhiều đau/ tê tăng, nghỉ ngơi đỡ hơn.

– Khó tiểu tiện, táo bón

Biểu hiện triệu chứng của bệnh lý hẹp ống sống thắt lưng rất đa dạng
Biểu hiện triệu chứng của bệnh lý hẹp ống sống thắt lưng rất đa dạng

3. Điều trị bệnh lý hẹp sống thắt lưng như thế nào?

Nếu khám phát hiện sớm, mức độ hẹp ống sống nhẹ, các triệu chứng lâm sàng nhẹ và chưa có biến chứng hẹp ống sống thắt lưng được điều trị nội khoa bằng các thuốc chống viêm, giảm đau, giãn cơ, tiêm ngoài màng cứng …

Ngoài ra cần khám chuyên khoa cột sống để được tư vấn thay đổi lối sống không có lợi như: hút thuốc lá, quá cân béo phì, ngồi nhiều, bê vác vật nặng sai tư thế … và các biện pháp vật lý trị liệu nhằm tăng cường sức mạnh cơ lưng, cơ bụng và cơ chân.

Tư thế đúng khi bê vật nặng
Tư thế đúng khi bê vật nặng

4. Khi nào thì phải tiến hành phẫu thuật?

Khi điều trị nội khoa không đạt được hiệu quả, các triệu chứng đau kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hoặc có biểu hiện chèn ép thần kinh nặng như: đau lưng – tê hoặc buốt chân nhiều, yếu hoặc liệt chân, teo cơ, rối loạn đại tiểu tiện …

Mục đích phẫu thuật nhằm giải phóng vị trí chèn ép thần kinh, mở rộng ống sống đồng thời bảo tồn tối đa cấu trúc mô cơ – xương vốn có của cơ thể người bệnh, làm vững cột sống.

5. Có những phương pháp phẫu thuật nào được sử dụng?

Có nhiều phương pháp đang được áp dụng hiện nay phụ thuộc vào mức độ bệnh lý hẹp ống sống, tình trạng cột sống có vững hay không, có trượt đốt sống kèm theo hay không? Gồm có:

• Phẫu thuật tạo hình cung sau

• Phẫu thuật cắt cung sau

• Phẫu thuật cố định cột sống và hàn xương liên thân đốt (đường trước, đường bên hoặc đường sau qua lỗ liên hợp)

• Phẫu thuật cố định cột sống lưng đường sau

Phẫu thuật cắt bỏ cung sau (bên trái) và phẫu thuật XLIF (bên phải)
Phẫu thuật cắt bỏ cung sau (bên trái) và phẫu thuật XLIF (bên phải)

6. Quá trình phẫu thuật sẽ mất bao lâu?

Tùy vào tổn thương và kỹ thuật mổ. Với các tổn thương hẹp ống sống đơn tầng hoặc chỉ cần mổ tạo hình cung sau phẫu thuật chỉ kéo dài khoảng 1h, vời các tổn thương đa tầng, phải mổ cố định cột sống và hàn xương liên thân đốt cuộc mổ có thể kéo dài 2h-3h.

7. Làm gì để hạn chế bệnh lý này?

Tập thể dục thường xuyên. Giúp tăng cường các cơ hỗ trợ thắt lưng và giúp giữ cho cột sống của bạn linh hoạt. Các bài tập như đi bộ, bơi lội, đạp xe và tập tạ.

Giữ tư thế tốt. Học cách nâng vật nặng một cách an toàn. Nên ngủ trên một tấm nệm chắc chắn và ngồi trên ghế có tác dụng hỗ trợ các đường cong tự nhiên của lưng bạn.

Duy trì cân nặng hợp lý. Cân nặng dư thừa gây tác động xấu cho lưng của bạn và có thể góp phần phát triển các triệu chứng hẹp ống sống thắt lưng.

 


086 9587728

ĐẶT LỊCH KHÁM

Đóng

LIÊN HỆ VỚI CHUYÊN GIA TRỊ TÁO BÓN

Đóng