Phẫu thuật nội soi thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Phẫu thuật nội soi thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

1. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là gì?

Thoát vị đĩa đệm cột sống là hiện tượng nhân nhầy đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí bình thường của vòng xơ gây chèn ép vào các rễ thần kinh.

Thường gặp ở vị trí đĩa đệm L4L5 và L5S1 do vùng này có hoạt động cơ học lớn, chịu tải trọng và áp lực cao.

Gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau, có tới 60 – 65% bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thuộc lứa tuổi 20 – 49, đây là lứa tuổi đang cống hiến và lao động sáng tạo cao của xã hội.

2. Khi nào thì nghĩ đến thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng?

Biểu hiện triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng rất đa dạng, chúng ta nên đi khám bác sĩ chuyên khoa cột sống khi:

– Đau lưng kéo dài ảnh hưởng đến công việc

– Tê bì, buốt, giảm/mất cảm giác vùng mông và chân hoặc đau dọc từ lưng – mông xuống chân.

– Chuột rút, yếu hoặc liệt chân, khó đi lại

– Teo cơ mông hoặc chân

– Khó tiểu tiện, táo bón

Biểu hiện triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Biểu hiện triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

3. Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng như thế nào?

Nếu khám phát hiện sớm, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể được điều trị ổn định bằng thuốc, tư vấn thay đổi lối sống không có lợi như: hút thuốc lá, quá cân béo phì, ngồi nhiều, bê vác vật nặng sai tư thế … và các biện pháp vật lý trị liệu nhằm tăng cường sức mạnh cơ lưng, cơ bụng và cơ chân.

Các điều trị chuyên sâu và bài tập chuyên sâu cần được sự tư vấn trực tiếp của Bác sĩ chuyên khoa cột sống để đạt được hiệu quả tốt nhất, tránh biến chứng.

Tư thế đúng khi bê vật nặng
Tư thế đúng khi bê vật nặng

4. Khi nào thì phải tiến hành phẫu thuật ?

Khi điều trị nội khoa không đạt được hiệu quả, các triệu chứng đau kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hoặc có biểu hiện chèn ép thần kinh nặng như: đau lưng – tê hoặc buốt chân nhiều, yếu hoặc liệt chân, teo cơ, rối loạn đại tiểu tiện …

Mục đích phẫu thuật nhằm giải phóng vị trí chèn ép thần kinh, bảo tồn tối đa cấu trúc mô cơ – xương vốn có của cơ thể người bệnh.

5. Phẫu thuật nội soi lấy thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng được thực hiện như thế nào?

Phẫu thuật nội soi lấy thoát vị đĩa đệm là một phẫu thuật can thiệp tối thiểu được thực hiện thông qua một ống nong nhỏ để tiếp cận vị trí thoát vị đĩa đệm. Ống nong nhỏ này chứa 3 kênh hoạt động độc lập: nguồn sáng, camera quan sát và kênh cho các dụng cụ thao tác. Thông qua hệ thống này, bác sĩ nhìn thấy các cấu trúc dây thần kinh rõ ràng hơn vì nó có thể xuyên sâu hơn và phóng đại tầm nhìn nên dễ dàng lấy bỏ thoát vị đĩa đệm hoặc giải phóng dây thần kinh đang bị chèn ép.

Bao gồm 2 phương pháp: Phẫu thuật nội soi lấy thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng qua lỗ liên hợp (lỗ cho rễ thần kinh thoát ra khỏi ống sống) và Phẫu thuật nội soi lấy thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng qua đường liên bản sống (Khoảng giữa 2 cung sau của 2 đốt sống).

Phẫu thuật nội soi lấy thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng qua lỗ liên hợp
Phẫu thuật nội soi lấy thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng qua lỗ liên hợp
Phẫu thuật nội soi lấy thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng qua liên bản sống
Phẫu thuật nội soi lấy thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng qua liên bản sống

6. Quá trình phẫu thuật sẽ mất bao lâu ?

Quy trình này thường mất từ một giờ đến một giờ rưỡi hoặc nhanh hơn phụ thuộc từng tổn thương cụ thể. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân được vận động sớm trong ngày và sớm quay trở lại với công việc.

7. Ưu điểm – nhược điểm của phẫu thuật này là gì ?

Ưu điểm:

– Vết rạch da nhỏ ~ 0,5cm, thẩm mỹ

– Ít mất máu, nguy cơ nhiễm trùng thấp

– Ít tổn thương mô lành

– Quay lại sớm với công việc

Nhược điểm

– Chỉ định chặt chẽ cho từng thể thoát vị đĩa đệm

– Cột sống không mất vững, không trượt đốt sống

8. Quá trình phục hồi sau mổ như thế nào?

Sau mổ người bệnh được vận động sớm ngay trong ngày với rất ít thuốc giảm đau cần phải sử dụng.

Trong hai đến ba ngày đầu tiên, người bệnh nên nghỉ ngơi nhiều với các bài tập nhẹ tại chỗ. Các hoạt động được tăng lên trong 7 ngày sau đó, nên đi bộ ngắn lúc đầu và dần dần trở lại các hoạt động bình thường hàng ngày.

Tránh hoạt động gắng sức và nâng vật nặng (trên 3 đến 5 kg) trong vài tháng đầu. Nếu công việc của một người ít vận động thì có thể được tiếp tục sau 7 ngày. Sau 4 tuần, người bệnh khám lại và có thể thực hiện các sinh hoạt hàng ngày bình thường.

 


086 9587728

ĐẶT LỊCH KHÁM

Đóng

LIÊN HỆ VỚI CHUYÊN GIA TRỊ TÁO BÓN

Đóng