Xẹp đốt sống do loãng xương: Khái niệm, Biểu hiện

Xẹp đốt sống do loãng xương

1. Loãng xương là gì?

• Loãng xương là hiện tượng tăng phần xốp của xương, giảm trọng lượng của một đơn vị thể tích dẫn đến giòn xương và tăng nguy cơ gẫy xương.

• Loãng xương được chia làm 2 loại:

– Loãng xương nguyên phát: không tìm thấy căn nguyên nào, do tuổi tác và/hoặc tình trạng mãn kinh ở phụ nữ.

– Loãng xương thứ phát: do các nguyên nhân như các yếu tố cơ học, di truyền, thiếu canxi, Vitamin D, sử dụng corticoid, heprin kéo dài…

Dấu hiệu nhận biết loãng xương
Dấu hiệu nhận biết loãng xương

2. Xẹp đốt sống do loãng xương là gì?

• Xẹp đốt sống do loãng xương là trạng thái gãy xương siêu nhỏ trong đốt sống do lún ép các thân đốt sống gây nên bởi tình trạng mất chất xương từ từ, kín đáo.

Biểu hiện Xẹp đốt sống do loãng xương
Biểu hiện Xẹp đốt sống do loãng xương

• Khi loãng xương, hiện tượng xẹp đốt sống có thể gây ra bởi những tác động rất nhỏ người bệnh không để ý và chủ quan như:

– Ngã dồn theo phương thẳng đứng: ngã từ trên cao, vác gánh nặng, ngã ngồi đập mông, trượt chân ngã…

– Động tác xoắn vặn, nghiêng, cúi, ngửa quá mức, hoặc thậm chí những cử động xoắn vặn rất nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày.

– Chấn thương trực tiếp vào cột sống

• Khoảng 2/3 bệnh nhân loãng xương không có triệu chứng hoặc không được chẩn đoán cho tới khi có dấu hiệu phát hiện trên X-quang hoặc đến khám vì các nguyên nhân khác.

3. Dấu hiệu xẹp đốt sống do loãng xương như thế nào?

  • Đau cột sống tại vùng tổn thương
  • Đau dai dẳng, tăng dần.
  • Hạn chế vận động do đau, người bệnh nhân không thể ngồi, đứng dậy và đi lại được. Nhiều người bệnh không dám cử động do đau.
  • Đau có đỡ khi dùng thuốc giảm đau
  • Giảm chiều cao, gù, vẹo cột sống, trượt đốt sống
  • Trường hợp nặng có thể chèn ép thần kinh dẫn đến yếu liệt vận động chân…

4. Xẹp đốt sống loãng xương được chẩn đoán bằng phương pháp gì?

  • Khi có các dấu hiệu như trên, bệnh nhân cần đến thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa để các bác sĩ thăm khám và cho các chỉ định chụp chiếu cần thiết để chẩn đoán bao gồm: X-quang, Cắt lớp vi tính, cộng hường từ và đo mật độ xương.
Hình ảnh xẹp đốt sống L1 trên X-quang và MRI
Hình ảnh xẹp đốt sống L1 trên X-quang và MRI
Phân loại T-score
Bình thường ≥ -1
Thiếu xương Từ -1 đến -2,5
Loãng xương ≤ -2,5
Loãng xương nặng ≤ -2,5 và có gãy xương do loãng xương.

5. Điều trị xẹp đốt sống do loãng xương bằng thủ thuật can thiệp ít xâm lấn

• Chỉ định:

– Vỡ xẹp mới (MRI có phù tủy xương sau chấn thương không quá 3 tháng)

– Sau 2 – 6 tuần điều trị bảo tồn (vật lý trị liệu, dùng thuốc) thất bại (thang điểm đau VAS > 4 điểm)

• Ưu điểm:

– Hiệu quả giảm đau nhanh, ít biến chứng

– Vết mổ nhỏ, bệnh nhân chỉ phải gây tê tại chỗ

– Bệnh nhân ngồi dậy vận động sớm ngay sau mổ

Kỹ thuật tạo hình thân đốt sống bằng bơm cement
Kỹ thuật tạo hình thân đốt sống bằng bơm cement

086 9587728

ĐẶT LỊCH KHÁM

Đóng

LIÊN HỆ VỚI CHUYÊN GIA TRỊ TÁO BÓN

Đóng